Hiện nay có rất nhiều sâu bệnh hại cây mai vàng, nhiều nhà vườn và người chơi mai phải đau đầu tìm mua loại thuốc trừ sâu cho cây mai vàng, vì đặc tính của nhiều loại sâu bệnh hay bị lờn thuốc nên phải dùng thay đổi nhiều loại thuốc khác nhau để phòng trừ sâu bệnh trên cây mai: như rệp sáp, bọ trĩ trên cây mai vàng.
Vậy loại thuốc nào thường được dùng để trừ sâu cho cây mai vàng, cách phun thuốc sâu cho mai như thế nào cho hợp lý. giá mai vàng yên tử mời các bạn cùng đón xem bài chia sẽ bên dưới.

Thuốc điều trị bệnh cho mai được gọi chung là thuốc bảo vệ thưc vật (BVTV), thực sự nó không phải là thuốc mà là một lọai hóa chất có tác dụng tiêu diệt côn trùng, tiêu diệt mầm bệnh của mai. Khi sử dụng thuốc BVTV cần chú ý:
Liều lượng có ghi rõ trong nhãn, cùng lọai thuốc đó, nếu trị bệnh nầy thì pha loãng hơn, trị bệnh khác thì pha đậm đặc hơn. Pha không đúng liều lượng thì không những không diệt được bệnh mà còn làm cho bệnh “lờn” thuốc. Pha quá liều thì bệnh không hết mà cây bị chết hoặc bị mất sức do nhiễm độc .
Khi sử dụng thuốc BVTV cần chú ý đến vấn đề gì?
Thuốc BVTV hiện nay rất đa dạng. Danh mục thuốc BVTV được ban hành năm 2008 theo Quyết định số: 49/2008/QĐ-BNN ngày 27 tháng 3 năm 2008 thì thuốc trừ sâu có đến 292 hoạt chất với 959 tên thương phẩm, thuốc trừ bệnh có đến 221 hoạt chất và 654 tên thương phẩm, thuốc kích thích có 44 hoạt chất với 102 tên thương phẩm. Tất cả có1983 tên thương phẩm (gồm 696 hoạt chất).
Danh mục nhiều đến như thế thì rất khó để chọn lựa và cũng rất khó khi ta muốn chọn loại thuốc nầy để sử dụng thì cửa hàng lại bán loại thuốc kia. Sử dụng thuốc cần chú ý đến hóa chất chính (common name - họat chất là chất chính gây độc với dịch hại) của thuốc chứ đừng đặt nặng quá tên thuốc (trade name) vì mỗi hãng bào chế đều có thể lấy những tên thương mại khác nhau.
Nếu ta không để ý đến họat chất thì có thể ta dùng nhiều loại nhưng cũng là một loại, việc này sẽ dẫn tới bệnh lờn thuốc. Để tránh việc lờn thuốc ta không nên chỉ dùng một lọai có cùng họat chất trong một thời gian dài.
Cũng cần nói thêm là trong thuốc trị bệnh có họat chất là chính nhưng kèm theo họat chất đó là “chất phụ gia” cũng có một giá trị nhất định, chất phụ gia nầy là bí mật của hãng bào chế, nó là chất xúc tác làm tăng hiệu quả của thuốc BVTV (chất phụ gia phun trên lúa khác với chất phụ gia phun trên cây mai, cà phê…). Chỉ có xài rồi mới biết được thuốc BVTV của hãng nào tốt hơn hãng nào.
Ví dụ: Với hoạt chất Abamectin thì có đến 71 thương hiệu khác nhau mà mỗi thương hiệu lại có từ 1 đến 4 loại (phần đuôi của tên như EC, WP, WG… cho biết thuốc định dạng thế nào như nhũ dầu, bột tan, huyền phù…), Hoạt chất Abemectin kết hợp với hoạt chất khác cũng có đến 53 thương hiệu khác nhau.
Xin cung cấp cho các bạn một số hoạt chất thường dùng, phần trong dấu () là các hiệu thuốc tham khảo vì có thể nơi các bạn mua không có các hiệu thuốc đó.

* Họat chất trị bệnh nấm lá:
- Copper Oxychloride (Coc 85WP, Vidoc..)
- Mancozeb (Dithane M45,Penncozeb 80WP,
- Copper Oxychloride 39%+Mancozeb 30% (Coc-Man)
Ngoài ra còn có một số các hoạt chất khác:
- Hexaconazole (Anvil 5SC, Calihex 5SC,Tungvil 5SC…)
- Benomyl 25%+ Copper Oxychloride 25% (Vicben C 50BTN)
- Carbendazim (Carbenzim,Bavistin, Arin )
- Diniconazole (Niccozole 25SC, Dara-Win 12.5 WP,Sumi – Eight 12.5…)
- Expoxiconazole (Opus 75 EC, Cayper ..)
* Các họat chất trị côn trùng chích, hút (nhện đỏ, bọ trỉ, bọ xít…)
* Hoạt chất trị bọ trĩ: Imidacloprid (Confidor , Admide, Amitox, Amico Canon , Jiami…)
* Hoạt chất trị sâu rầy: Imethoate (Bi 58,Canthoate, Binh 58,Tigithion,Nugor …), Cypermethrin (Sherpa, Cyperan, Shertox…), Thiamethoxan (Actara, Alfaza…).
* Hoạt chất trị sâu rầy, bọ trĩ, nhện đỏ: Methomyl (Lannate, Confilex –loại độc cao, cần hạn chế sử dụng) Fenpyroxinate , Pirodoben…